Giới thiệu sách 1/2018 " Những câu chuyện giáo dục"
- 24/01/2018
- 1240
Giới thiệu
sách “NHỮNG CÂU CHUYỆN GIÁO DỤC – Cần một
nền giáo dục thực học và thực nghiệp” Nguyễn Minh Hải
Giáo viên: Huỳnh Văn Mến
Thời gian: 20/01/2018
Địa điểm: SHDC
Trong nhiều sự việc xãy ra trên mạng xã hội đã đưa,
nạn bạo lực học đường đang ngày xãy ra phổ biến và gia tăng. Những đám đông…và
câu chuyện giáo dục, phân tích hiện tượng đám đông đứng reo hò cỗ vũ cho hai cô
gái đánh nhau trên đường và “status” nỡ rộ sau đó trên mạng, đám đông cổ vũ nhiệt
tình theo cảm xúc lệch lạc. thay vì bảo vệ cái đúng, bảo vệ kẻ yếu, thì họ chỉ
hào hứng khi có “kịch tính” xãy ra, bất kể trong cuộc hỗn chiến đó, bất kể là kẻ
yếu thế hay là ngưới cử xử đúng đắn, chính cảm xúc lệch lạc đó, lại có nhu cầu
“status độc”, “ảnh chiếm gió”, được “ngàn like”…người ta mong mình có được câu
chuyện “hay ho” hơn là quan tâm đến hậu quả của sự việc. Đám đông với kiểu cảm xúc đó phải phải chăng là một thứ
bệnh tinh thần và cần loại thuốc đặc trị chứ không phải cần người đi ra giải
tán đám đông. Bài thuốc đó cũng có một phần trách nhiệm của giáo dục. Khi giáo
dục góp phần tạo ra những con người chủ động tự giác, tự lập, có chủ động, tự
giác, tự động, có chủ kiến, biết yêu, biết ghét, tự giải cứu trong những trường
hợp khó khăn,..thì có lẽ hạn chế được những đám đông như thế. Bài thuốc đó có một
phần trách nhiệm cuqa3 gia đình, nếu gia đình giáo dục con em theo kiểu phải
làm theo ý của cha mẹ, phải học để cha mẹ vui, phải đi theo truyền thống gia
đình mà bất chấp năng lực sở thíchthì con em họ có thể lớn lên bằng khuôn, cái
bóng của ngưới khác mà không phải chính bản thân mình.
“Mỗi người cần được giáo dục từ gia đình và nhà trường để biết yêu, biết ghét, biết đúng, biết sai, biết cái gì cần bảo vệ, biết cái gì cần đấu tranh mà không phải vô cảm hoặc có những cảm xúc lệch lạc, không phải a dua, cổ vũ cho những điều sai trái,…” Và nhựng người Thầy đứng trên bục giảng phải thực sự làm gương về về yêu cầu làm Người, trước khi rapo giảng cho người khác, thiết nghĩ lời nhắc nhở này không chỉ dành riêng cho Thầy, Cô giáo, mà cho cả những bậc phụ huynh, những người đã làm Cha Mẹ, những thanh thiếu niên và những học trò đang còn trên ghế nhà trường.
"Cuốn
sách "Những Câu Chuyện Giáo Dục" của nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh,
xuất bản năm 2017 là một tập hợp các bài suy tư về giáo dục Việt Nam của tác giả Nguyễn Minh Hải (dưới
bút danh Trúc Giang trên các báo, tạp chí) . Dù chỉ làm nghề giáo dục bằng "tay
trái" nhưng Nguyễn Minh Hải đã thể hiện một sự quan tâm đặc biệt với lĩnh
vực này. Bên cạnh tư cách một người làm công tác tư tưởng, một nhà báo, một người
thầy, anh còn nhìn nhận vấn đề qua tấm lòng của một người cha đôn hậu, gần gũi
đứa con đang tuổi học trường phổ thông. Chính vì vậy mỗi bài báo của anh là một
cách trải hiểu biết và lòng cảm thông của mình trong nhiều vấn đề lớn nhỏ mang
tính thời sự của giáo dục cả theo nghĩa hẹp và rộng.
Sách
Những câu chuyện giáo dục khá đầu đặn với hơn 80 bài viết trong những khoảng thời
gian rãi đều trên nhiều chủ đề,: giáo dục học sinh về mục đích học tậ, về kỹ năng
giao tiếp- ứng xử trong gia đình, nhà trường và xã hội. Qua sách, ta có thể khắc
họa chân dung của tác giả, đó là một người hay đọc, chịu học, chịu khó suy
nghĩ, tích lũy kiến thức và luôn trăn trở với một nên giáo dục thực học và thực
nghiệp từ nhà trường bước ra cuộc đời. Chính những nỗi trăn trở ấy giúp lòng
anh rung động, nhạy cảm phát hiện ra vấn đề trong cuộc sống. Chính những nỗi
trăn trở ấy tạo ra những bức xúc trào ra qua ngón tay bấm phím để có những bài
báo cáo có sức thuyết phục lý trí, thậm chí lay động tình cảm"... sách
đang có ở thư viện trường ta, kính mới quý Thầy Cô cùng các em học sinh đến tìm
đọc để mở rộng thêm và tích lũy thêm những kiến giáo xử kli1 tình huống trong
giáo dục, quyển sách sẽ giúp các em học sinh trang bị những kỷ năng tốt và rèn
luyện bản thân trở thánh một công dân tốt cho gia đình và xã hội. Chúc Quý Thầy
Cô tuần dạy học tràn đầy sức khỏe và hiệu quả, chúc các em tuần học tập tốt và
đạt nhiều hoa điểm 10.